Tác dụng thần kì khi học chơi đàn Piano

Tác dụng thần kì khi học chơi Piano

Đối với nhiều người, học chơi đàn piano là 1 cách tuyệt vời giúp giảm bớt căng thẳng, kích thích trí tuệ, cải thiện sự trao đổi chất và thúc đẩy độ nhanh nhạy của các giác quan.

Sau 1 ngày làm việc căng thẳng, đây là lúc để cho bộ óc của bạn được xả hơi, đắm mình vào những âm thanh nhẹ nhàng của cây đàn piano yêu quý.

Chơi đàn piano không chỉ vui nhộn và để giải trí, nó cũng giống như 1 bài tập thể dục dành cho não của bạn vậy! Những lợi ích mà nó mang lại thật tuyệt vời, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch 1 cách nhanh chóng bằng cách thực hành piano chỉ với 20 phút mỗi ngày.

Tầm quan trọng của việc chơi piano đã được ghi nhận nhằm thúc đẩy việc phục hồi thể chất ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt, chơi piano có thể giúp những người lớn tuổi duy trì được sức khỏe tinh thần và bảo vệ họ khỏi căn bệnh tự kỉ!

Tác dụng thần kì khi học chơi Piano

Tại sao chơi Piano lại thần kì tới vậy?

Không chỉ có việc chơi Piano mà ở tất cả các hình thức chơi nhạc khác, khoa học đã chứng minh trẻ em khi bắt đầu học piano, hoặc chơi bất kì loại nhạc cụ nào, chúng sẽ kích thích một số vùng não bộ kiểm soát kỹ năng vận động, khiến cho trẻ trở nên hoạt bát hơn.

Đặc biệt, với những người bị mắc căn bệnh tự kỉ, chơi piano là 1 trong những cách giúp cho tình trạng bệnh tình người bệnh ngày được cải thiện.

Các bài tập âm nhạc cải thiện tinh thần và khả năng phối hợp tay và mắt giúp tang cường hiệu suất học tập của trẻ, đặc biệt trong các lĩnh vực toán học, khoa học và khả năng đọc sách.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với đối tượng là những người trẻ tuổi, đặc biệt là các bạn sinh viên tham gia rất tích cực trong cuộc nghiên cứu âm nhạc luôn có phong thái rất tự tin, thành thích học tập của họ cao hơn trước và dành nhiều thời gian về thể dục thể thao hơn.

Do đó, việc giáo dục âm nhạc cho mọi người là rất cần thiết, đó chính là lý do bộ môn m nhạc được bộ giáo dục sử dụng trong chương trình học tập của học sinh. Và chính vì thế, Piano luôn xuất hiện trong tất cả các chương trình giảng dạy. Bởi Piano là loại nhạc cụ có phạm vi nốt nhạc rộng nhất so với bất kỳ loại nhạc cụ nào có trên thế giới. Điều này cho phép giáo viên soạn nhạc với bất kì giải âm thanh của mọi loại nhạc cụ, 1 cho tất cả! Không có loại cụ nào làm được điều này.

Tác dụng thần kì khi học chơi Piano

Có 1 hiện trạng về việc học Piano: “BỎ HỌC”

Nếu bạn là 1 newbie chính hiệu, bạn có năng khiếu về âm nhạc, nhưng dù có vậy vẫn không thể lại được với lượng kiến thức mà piano mang lại!! Quá khủng.

Hãy đối mặt với nó! Nếu bạn còn nhỏ tuổi hoặc con bạn học Piano, điều đó không khỏi bận tâm, nhưng nếu bạn là 1 học sinh cấp 3, sinh viên thì việc học Piano khá là khó, bận rộn chính là lý do. Nếu bạn là 1 người già thì t tin chắc bạn không thể kiên nhẫn ngồi đọc/ nghe hết đống lý thuyết về nó.

Đặc biệt, với bản thân đã có chơi qua loại đàn này, lúc 2 bàn tay lên phím đàn, lúc đó đánh theo nốt nhạc đã ghi, nhận ra ký hiệu nốt của phím đàn bên tay trái khác với bên tay phải, mắt đảo liên tục!

Chơi Piano không chỉ cần phối hợp cả tay+ mắt mà còn cả sự phối hợp về thể chất để chơi 2 dòng văn bản nhạc khác nhau bằng cả 2 tay cùng 1 lúc.

Lời khuyên nào cho thực trạng này?

Lời khuyên duy nhất và hiệu quả nhất: Không phải làm tất cả cùng lúc! Cần tập trung hơn vào việc thực hành, coi nó như 1 sở thích. Mình dành 20 phút mỗi ngày đọc và chơi thử 1 vài đoạn mà mình thích, đến giờ đã được 1 năm, giờ đã có thể chơi hoàn chỉnh 1 bài nhạc đơn giản rồi! Mình đã từng chơi 1 chiếc Piano màu trắng của Kawai ở trung tâm âm nhạc, đặc điểm có 88 phím thông dụng, rất dễ dùng, phù hợp với tất cả đối tượng, cả người lớn lẫn trẻ em.

Kết thúc có hậu!

Từ hồi tập chơi Piano tới giờ, mình cảm thấy tinh thần được cải thiện hơn, trước đây mình đã mắc chứng bệnh tự kỉ! Và không còn bị rối lên khi đọc nhạc và gõ phím nữa! Nếu bạn có hay ko có năng khiếu, hay đơn giản chỉ muốn chơi theo sở thích, hãy nghĩ đến tầm quan trọng về việc chơi piano! Chúc các bạn thành công!