Hướng dẫn tự học chơi đàn piano cơ bản đơn giản

piano điện

Để có thể tự học chơi đàn piano cơ bản tại nhà thì bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những khó khăn bởi đây không phải là việc có thể hoàn thành một sớm 1 chiều. Chính vì vậy chúng tôi sẽ cung cấp một số hướng dẫn tự học chơi đàn piano cơ bản giúp bạn có thể tập luyện tại nhà 1 cách hiệu quả nhất.

Trước khi đi vào hướng dẫn tự học chơi đàn piano cụ thể, điều đầu tiên bạn cần phải làm đó chính là chọn mua được cho mình một cây đàn piano phù hợp. Bạn có thể lựa chọn đàn piano điện hoặc đàn piano cơ tuỳ theo sở thích và điều kiện tài chính của bản thân. Đàn piano cơ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo bởi âm thanh và cảm giác phím chân thực, sống động … giúp cho khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn và sẽ tạo cho bạn nguồn cảm hứng bất tận khi chơi đàn.

Tuy nhiên, lựa chọn đàn piano điện cũng có rất nhiều điều thú vị nếu như bạn không có đủ kinh phí để mua đàn cơ, đàn piano điện có thể linh hoạt trong việc bày trí và cũng không cần phải lên dây đàn thường xuyên. Đặc biệt, với đàn piano điện, việc tự học chơi piano tại nhà cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhờ vào những tính năng hỗ trợ người học hiện đại được tích hợp sẵn trong đàn.

Hướng dẫn tự học chơi đàn piano cơ bản

Một số kiến thức nhạc lý cơ bản

Hướng dẫn tự học chơi đàn piano cơ bản
Hướng dẫn tự học chơi đàn piano cơ bản

Những kiến thức nhạc lý cơ bản này sẽ giúp bạn có được nền tảng đầu tiên cho việc tập luyện chơi đàn piano. Những kiến thức nhạc lý cơ bản bạn cần nắm vững bao gồm:

  • Bàn phím: Mỗi chiếc đàn piano thông thường có 88 phím trắng và đen, những phím trắng được gọi là phím tự nhiên, những phím đen gọi được là phím hoá có chức năng thực hiện những nốt thăng (#) và giáng (b) (gọi là nốt hóa). Riêng các phím đen được chia ra làm 2 nhóm là: nhóm 2 phím đen và nhóm 3 phím đen.
  • Nốt: có 7 nốt nhạc cơ bản gồm La Si Đồ Rê Mi Fa Sol tương ứng được ký hiệu là A B C D E F G.
  • Hợp âm: thường có từ 3 nốt trở lên, dùng 3 nốt được gọi là triads, dùng 4 nốt được gọi là tetrads còn 5 nốt là pentads và 6 nốt là hexads.

Cách học hợp âm cơ bản của đàn piano

Hợp âm trưởng (được kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa). Ví dụ như:

  • C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
  • D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
  • E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
  • F (fa trưởng): Fa – La – Đô
  • G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
  • A (la trưởng): La – Đô# – Mi
  • B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#

Hợp âm thứ (được kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” ở phía sau). Ví dụ như:

  • Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
  • Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
  • Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
  • Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
  • Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
  • Am (la thứ): La – Đô – Mi
  • Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#

Sau khi bạn đã nắm rõ được 14 thế bấm của 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ thì sẽ có thể dễ dàng suy ra các hợp âm mà có kết hợp với dấu thăng (#) hoặc giáng (b). Quy tắc suy ra đó là: Bắt đầu từ hợp âm trưởng/thứ thăn, các nốt lên 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm thăng, còn giáng tất cả các nốt xuống 1/2 cung thì sẽ trở thành hợp âm giáng.

Sau khi đã nắm rõ được về các nốt nhạc, các hợp âm cũng như các cách học nhạc lý piano, bạn nên bước tiếp theo đó là thực hành nhiều lần trong khi luyện tập tự học chơi đàn piano mới đem lại hiệu quả cao nhất.